Họ và tên khai sinh: Ngô Vũ
Họ và tên thường gọi: Ngô Huy Diễn
Bí danh: Tám Vũ
Năm sinh: 1920
Quê quán: xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Địa chỉ liên hệ của gia đình: Cháu là Ngô Đông, thôn Phú Nham, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại liên lạc: 0394.137.717
Theo Lịch sử Đảng bộ xã Duy Sơn (1930-2020), Ngô Huy Diễn là một trong những thanh niên tiêu biểu tham gia cuộc cách mạng vô sản, cùng với dân tộc đấu tranh giành chính quyền sau khi Đảng ta ra đời.
Ngày 03/02/1930, Đảng cộng sản Việt Nam thành lập. Khoảng tháng 5/1930, chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Viết Phu làm bí thư được thành lập ở Trà Kiệu Tây theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, với 7 đảng viên.
Sau năm 1935, phong trào “Mặt trận Dân chủ Đông Dương” được đẩy mạnhh, do các đồng chí Nguyễn Thành Hãn, Nguyễn Viết Liệu khởi xướng, phát động thanh niên mua báo, đọc sách tiến bộ như Dân Cày, Tiếng Dân…Ngô Huy Diễn là một trong những thanh niên trẻ đứng vào hàng ngũ của Đảng, được bầu làm bí thư Chi bộ Phú Nham Tây trong cao trào phát triển tổ chức Đảng giai đoạn cuối năm 1938.
Tháng 12/1938, Phủ ủy Duy Xuyên tổ chức hội nghị đại biểu toàn đảng bộ tại nhà đồng chí Nguyễn Viết Liệu ở Trà Kiệu, bầu BCH phủ ủy mới gồm 7 đồng chí do Nguyễn Viết Liệu làm bí thư, Ngô Huy Diễn tham gia làm ủy viên.
Giai đoạn 1930-1940, địch đàn áp phong trào rất gắt gao, Duy Sơn có 11 đồng chí bị bắt và xử án tù, trong đó có Ngô Huy Diễn, Nguyễn Thành Hãn…Đến tháng 10/1941, Ngô Huy Diễn ra tù, tham gia tỉnh ủy Quảng Nam và thành lập chi bộ Tây Nam ở làng Phú Nham Tây gồm 8 Đảng viên. Với quyết tâm khôi phục phong trào đấu tranh, tại làng Phú Nham Tây, một phân đoàn thanh niên do đồng chí Ngô Huy Diễn giác ngộ tổ chức từ năm 1939 phát triển thanh 12 đoàn viên.
Từ cuối năm 1941 đến tháng 6/1942: đồng chí Ngô Huy Diễn làm Tỉnh ủy viên Quảng Nam – Đà Nẵng (bổ sung); bí thư Phủ ủy Điện Bàn.
Từ tháng 6/1942 đến tháng 5/1945: bị địch bắt giam tại nhà lao Hội An, sau đó đày lên nhà lao Buôn Ma Thuột.
Từ tháng 5/1945 đến tháng 8/1945: được thả tự do, tham gia hoạt động và lãnh đạo phong trào cách mạng tại tỉnh Lâm Viên (nay thuộc tỉnh Lâm Đồng).
Từ tháng 8/1945 đến tháng 1/1946: Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, chủ nhiệm Việt Minh kiêm Trưởng Ty tuyên truyền tỉnh Lâm Viên.
Từ tháng 1/1946 đến tháng 9/1946: Đại biểu quốc hội khóa I đơn vị tỉnh Lâm Viên; bí thư tỉnh ủy Lâm Viên.
Tháng 9/1946: trên đường đi công tác, đồng chí bị địch phục kích và hi sinh tại Krông-pa (nay thuộc huyện An Sơn tỉnh Bình Thuận).
Tham gia BCH Đảng bộ huyện Duy Xuyên: đồng chí Ngô Huy Diễn là Đảng viên Đảng bộ phủ từ tháng 12/1938 đến tháng 10/1939.
Như vậy, qua các tài liệu quý như Lịch sử Đảng bộ xã Duy Sơn, có thể nhận định rằng liệt sỹ Ngô Huy Diễn là một cán bộ, Đảng viên rất sôi nổi trong gầy dựng tổ chức Đảng ở cơ sở ngay những ngày đầu sau khi Đảng ta ra đời, kết nối các chí sĩ anh hùng khác để thành lập tổ chức cách mạng. Tư liệu tại Miếu Bà Hương, danh sách tên ông khi còn hoạt động tại xứ ủy Trung kỳ có ghi chú “Nguyên đại biểu Quốc hội – bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng”. Nhà ở của ông tại thôn Phú Nham Tây cũng từng là nơi thường trú của cơ quan xứ ủy Trung Kỳ, tỉnh ủy Quảng Nam những năm 1942.
Hiện nay, Duy Sơn có một cây cầu nằm nối giữa hai thôn Phú Nham – Phú Nham Tây mang tên Ngô Huy Diễn. Các con đường mang tên đồng chí gồm đường Ngô Huy Diễn (phường Cẩm Lệ Đà Nẵng), đường Ngô Huy Diễn tại phường 5, thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
Hướng tới kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng bộ huyện Duy Xuyên, 50 năm ngày giải phóng quê hương Duy Xuyên (28/3/1975-28/3/2025), Tuổi trẻ Duy Xuyên xây dựng công trình thanh niên “bảng QR code thông tin các anh hùng liệt sỹ bằng cả tấm lòng biết ơn sâu sắc của mình, qua đó giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần uống nước nhớ nguồn, biết trân trọng nền độc lập mà cha ông đã đấu tranh mới có được, từ đó quyết tâm rèn luyện và học tập thật tốt, xứng đáng là chủ nhân tương lai của nước nhà.
Nguồn thông tin:
- Kỷ yếu Ban chấp hành Đảng bộ huyện Duy Xuyên (1930-2013), 2013.
-
Kỷ yếu Ban chấp hành Đảng bộ xã Duy Sơn (1930-2025), NXB Đà Nẵng, 2024.
-
Lịch sử Đảng bộ xã Duy Sơn (1930-2020) tái bản và bổ sung, NXB Đà Nẵng, 2022.